7 điều cần lưu ý khi sử dụng tủ đông Sanaky

Bạn mua tủ đông về sử dụng cho gia đình hoặc phục vụ kinh doanh nhưng chưa biết cách sử dụng tủ đông một cách tối ưu nhất. Bài viết dưới đây Sanaky Online xin mách bạn 8 điều cần lưu ý khi sử dụng tủ đông nhé

  1. Những điều cần lưu ý khi vừa mua tủ đông về

Những điều cần lưu ý khi vừa mua tủ đông về

  • Tháo dỡ toàn bộ thùng xốp quanh tủ đông : tháo bỏ tất cả bìa carton, xốp đóng gói ra khỏi tủ (kể cả đế xốp dưới đáy tủ) nếu ko sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tản nhiệt của tủ, làm cho tủ kém lạnh và hao phí nhiều điện năng.
  • Kê tủ thật ngay ngắn và cứng cáp nơi khô ráo thoáng mát cách tường trong khoảng 20cm trở lên.
  • Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ tới vị trí cao nhất (High)
  • Cắm điện vào ổ cắm cho tủ chạy không tải (không bỏ bất cứ đồ sử dụng hay sản phẩm gì vào trong tủ) từ 3 – 6h. Bước này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định đến tuổi thọ và độ bền sau này của tủ.

2. Những lưu ý khi sắp xếp thực phẩm và thời gian bảo quản trong tủ đông

Những lưu ý khi sắp xếp thực phẩm và thời gian bảo quản trong tủ đông

Bước 1 : Đóng gói thực phẩm trước khi cho vào tủ đông: Hãy nhớ rửa tay thật sạch và rửa sạch những vật dụng sẽ tiếp xúc với thịt cá trong quá trình chuẩn bị. Sau đó dùng túi bảo quản thực phẩm hoặc hộp thực phẩm an toàn để phân chia thành các phần nhỏ, tránh trường hợp phải rã đông toàn bộ khối thực phẩm lớn và dùng không hết, lúc này nếu bảo quản lại thì thực phẩm không còn an toàn nữa.

Bước 2: Ghi hạn sử dụng: Để có chất lượng tốt nhất, nên trữ các loại thịt đông lạnh tươi không quá 3 đến 4 tháng; thịt đã nấu chín, từ 2 đến 3 tháng. Lưu trữ trong một thời gian dài không phải là nguy hiểm, nhưng hương vị và kết cấu có thể xấu đi. Vì lý do này, nên ghi lại ngày đóng gói trước khi bạn đưa chúng vào tủ đông. Áp dụng phương pháp First In – First Out (Vào trước – Ra trước)

Bước 3 : Sắp xếp hợp lý: Việc đông lạnh ban đầu hiệu quả nhất là đặt các gói lên kệ thấp nhất trong tủ đông thành 1 lớp. Một khi đã đông lạnh, chúng có thể được xếp chồng lên nhau trong tủ đông. Thịt đông lạnh sẽ chỉ an toàn và hiệu quả nếu nhiệt độ tủ đông là chính xác (-18°C). Kiểm tra nhiệt độ tủ đông thường xuyên với nhiệt kế.

Tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau mà quá trình bảo trong khoảng thời gian khác nhau, dựa theo thời gian biểu khuyến nghị của FDA mà có thể cho chất lượng tối ưu, ví dụ:

  • Rau củ: 8 – 12 tháng, tuy nhiên bạn phải luôn giữ nhiệt độ ổn định và không cấp đông nhiều lần.
  • Trái cây: Không quá 8 tháng.
  • Thịt băm: 2 – 3 tháng.
  • Thịt xông khói và xúc xích: 1 – 2 tháng.
  • Món thịt quay gói sẵn nhưng chưa nướng: 4 -12 tháng.
  • Thịt xay chưa nấu chín: 3 – 4 tháng.
  • Gia cầm nguyên con chưa nấu chín: 12 tháng.
  • Các bộ phận gia cầm chưa nấu chín: 9 tháng.
  • Gia cầm nấu chín: 4 tháng.

3. Cách điều chỉnh nhiệt độ tủ đông Sanaky phù hợp tiết kiệm điện năng

Cách điều chỉnh nhiệt độ tủ đông Sanaky phù hợp tiết kiệm điện năng

Để đảm bảo thực phẩm tươi ngon thì bạn cần biết cách để điều chỉnh nhiệt độ tủ đông Sanaky như sau:

Nguồn điện hoạt động của tủ Sanaky là 220V – 50Hz, dây điện nguồn phải tốt, chịu tải ít nhất là 6A để đảm bảo tốc độ truyền năng lượng lớn.

Nếu tủ có đèn đỏ và đèn xanh bật sáng và có màng tuyết bám bên trong thành tủ thì chứng tỏ tủ vẫn hoạt động tốt. Sau khi rút điện nguồn thì phải đợi ít nhất 5 phút sau mới được bật lại.

Khi thực phẩm trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh độ lạnh ở mức trung bình của tủ để tiết kiệm điện năng. Bạn có thể điều chỉnh độ lạnh của tủ ở mức 4, 5 thay vì MAX, nếu tủ có chứa thực phẩm ít hơn có thể điều chỉnh nhiệt xuống mức 2, 3.

Khi bạn vặn nút điều chỉnh ở vị trí OFF thì tủ chuyển sang trạng thái nghỉ.

Bảng các mức tùy chỉnh nhiệt độ tương ứng

4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng tủ đông

Những lưu ý trong quá trình sử dụng tủ đông

Mặt trong tủ (côi tủ) được phủ 1 lớp nylon (PE) để kiểm soát an ninh không bị trầy xước, tróc sơn mặt trong của tủ lúc cung ứng. Lớp nylon này có thể bị bong tróc, trầy xước lúc sản xuất hoặc lúc người dùng sử dụng tủ đông. Khi mua về bạn có thể bóc bỏ lớp này mà ko ảnh hưởng đến chất lượng và kỹ thuật của tủ.

Tuyệt đối ko tiêu dùng các vật sắc nhọn để cạy lớp tuyết này gây ra thủng dàn lạnh.

Về buổi sáng hoặc những ngày mưa, độ ẩm cao, cánh cửa viền tủ thường bị đọng sương. Đây là hiện tượng thường ngày và chúng ta chỉ cần lau chùi lớp sương này bằng một chiếc khăn vải khô 

5. Lưu ý khi vận chuyển tủ đông 

Lưu ý khi vận chuyển tủ đông 

Trong quá trình sử dụng, có thể bạn sẽ phải di chuyển tủ đến vị trí mới theo nhu cầu sử dụng tủ đông. Vận chuyển tủ đông nghe có vẻ dễ nhưng lại tác động đến khả năng hoạt động cũng như tuổi thọ của tủ. Dưới đây là những lưu ý để bạn vận chuyển tủ đông một cách an toàn và đảm bảo nhất.

Bước 1 : Bỏ thực phẩm ra khỏi tủ

Bước này vừa giúp thực phẩm không bị hỏng, vừa giúp giảm trọng lượng nếu phải bê tủ.

Bước 2 : Tháo khay/kệ/giỏ nếu có thể

Giống như bước trên, việc tháo khay/kệ/giỏ trong tủ giúp tủ nhẹ hơn và khay/kệ không bị xô đẩy trong quá trình vận chuyển. Nếu quá khó để tháo khay/kệ/giỏ thì hãy cố định chúng bằng băng dính.

Bước 3: Rút phích cắm điện và cuộn dây điện gọn gàng để đảm bảo an toàn

Bước 4: Xả tuyết và làm khô tủ

Nước đọng trong lòng tủ sẽ làm ảnh hưởng đến các phần hở trong thiết bị khi gặp rung lắc mạnh. Vì vậy nên xả tuyết ít nhất 6-8 tiếng trước khi di chuyển. Sau đó cần đảm bảo tủ khô hoàn toàn để tránh tình trạng nấm mốc phát triển.

Bước 5: Cố định cửa tủ bằng khóa tủ hoặc dây chằng

Bước 6: Di chuyển tủ với sự hỗ trợ của 2 người trở lên

Bước 7: Đặt tủ đông vào vị trí mới, cắm điện và tiếp tục sử dụng tủ đông

6.Tủ đông bị đóng tuyết – cách khắc phục cơ bản

Tủ đông bị đóng tuyết - cách khắc phục cơ bản

Khi lớp tuyết bám trong thành tủ dày 4-5mm thì bạn cần thực hiện việc xả tuyết. Thao tác này khá đơn giản bạn có thể tự làm không cần kỹ thuật hay nhiều người hỗ trợ

Vặn nút điểu chỉnh (Thermostar) từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện hoặc rút nguồn ra.

Đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ đông, mở cửa tủ để tuyết tan. Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch, khăn bông sạch, một miếng xốp (bọt biển) để cọ ướt, lau khô.

Không sử dụng các vật kim loại để cạy tuyết nhằm tránh làm hư dàn lạnh.

Công nghệ xả đông tự động: Với các dòng tủ đông lớn vừa ra mắt của hãng được thiết kế vách lưới độc đáo giúp xả đông không cần vận chuyển thực phẩm ra ngoài: bạn có thể ngắt nguồn điện trong vài tiếng để xả đá bám quanh thành tủ, trong thời gian đó thực phẩm vẫn giữ được độ tươi ngon nhất định mà bạn không cần lo lắng đến việc vận chuyển ra ngoài hoặc sang một chiếc tủ đông khác. Nếu cần nhanh hơn bạn cũng có thể xả nước xung quanh thành để nhanh tan đá mà không bị ảnh hưởng đến thực phẩm.

7. Lưu ý khi vệ sinh tủ đông định kỳ

Lưu ý khi vệ sinh tủ đông định kỳ

Trong thời gian sử dụng tủ đông, bạn nên lau chùi thường xuyên. Trước khi lau chùi, ngắt điện và tháo dây nguồn ra khỏi ổ điện. Lấy hết thực phẩm còn trong tủ ra, lau chùi bên trong tủ với 1 ít chất tẩy rửa trung tính.

Không sử dụng nước sôi, axit, xăng dầu, các chất hóa học để lau chùi tủ.

Sau khi lau xong thì lau khô bên trong tủ.

Sử dụng xà bông nhẹ để lau gioăng cánh tủ, lau lại bằng nước sạch, rồi để khô tự nhiên.

Sử dụng vải mềm và một ít chất tẩy rửa để lau bên ngoài của tủ. Tránh để dây điện rơi vào chỗ có nước. Tránh để nước bắn vào phần lốc.

Ngoại trừ các lỗi thông thường, các lỗi khác nếu xảy ra phải được kiểm tra bởi nhân viên kỹ thuật có trình độ. Việc thay thế, sửa chữa các bộ phận điện như lốc máy, điều khiển nhiệt là không được phép.

Xin chào các bạn! Mình Là Ngọc Nguyễn, làm việc tại SANAKY. Mình là chuyên viên tư vấn tất cả các sản phẩm tại SANAKY. Tất cả những nội dung được viết ra tại website sanakyonline.vn đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.